ĐƯỜNG DÂY NÓNG
UBND Phường:
024.38541051
Thông kê truy cập
50 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Những ngày gần đây, miền Bắc bước vào cao điểm nắng nóng. Vào thời điểm nắng nóng, số lượng người bệnh nhập viện cấp cứu tăng cao so với các thời điểm còn lại.
Nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, bài tiết nhiều mồ hôi từ đó gây mất nước. Nếu người bệnh không bổ sung nước kịp thời sẽ khiến máu dễ bị kết dính và lưu thông kém. Hậu quả làm tăng huyết áp, dễ hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu. Sốc nhiệt có thể gây ra những tổn thương cho não và các cơ quan quan trọng khác; thậm chí đe dọa tính mạng.
Do đó, say nắng (sốc nhiệt) được xem là một chấn thương nhiệt nghiêm trọng và cần được cấp cứu y tế khẩn cấp. Thời tiết nắng nóng dễ dẫn đến nguy cơ sốc nhiệt. Những người dễ bị sốc nhiệt như: như nông dân làm việc trên cánh đồng, lao động ngoài trời, công nhân làm việc trên cao, ngoài trời, vận động viên thi đấu, luyện tập…Khi cảm thấy cơ thể nóng bừng, hoa mắt, váng đầu, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của kiệt sức do sốc nhiệt. Sốc nhiệt hay còn được gọi say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt nghiêm trọng (thường là trên 40 độ C) kèm theo các rối loạn hoạt động của các cơ quan như là thần kinh, tuần hoàn, hô hấp. Sốc nhiệt dẫn đến sự mất nước do thiếu hụt chất lỏng và điện giải thông qua việc đổ mồ hôi tăng nhiệt độ cơ thể, có tỉ lệ tử vong cao và cần cấp cứu khẩn cấp.
Triệu chứng của sốc nhiệt như: Nhiệt độ cơ thể trên 29 độ C, mạch nhanh, mạnh, thở yếu, da nóng, đỏ, khô hoặc ẩm, đau đầu dữ dội, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, yếu cơ, mê sảng, lú lẫn…
Sốc nhiệt được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, khi cơ thể cố gắng giảm nhiệt mạch máu sẽ giãn nở nhiều, lượng máu chảy vào não giảm sẽ ngất xỉu, chóng mặt, buồn nôn, bồn chồn,...Ngoài ra, cơ thể còn có thể kiệt sức, không thoải mái và mệt mỏi, có những triệu chứng như đổ mồ hôi nhiều, đau nhức người, nhức đầu, ớn lạnh, da nhợt nhạt,...Theo các chuyên gia y tế, bất kỳ ai cũng có thể trở thành đối tượng bị sốc nhiệt và đột quỵ trong thời tiết nắng nóng. Chính vì thế, việc học cách nhận biết và xử lý khi có người bị sốc nhiệt, đột quỵ do nắng nóng là vô cùng cần thiết.
Khi bị sốc nhiệt, đột quỵ do nắng nóng, người bệnh sẽ có những biểu hiện ban đầu điển hình như: mặt đỏ, môi, da khô, mạch nhanh, thở nhanh, đau đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, hoa mắt, khó thở, thở gấp,… Sau đó có thể xuất hiện tình trạng trụy mạch, sốt cao (từ 39-40 độ C), hôn mê…
Đa phần, sốc nhiệt do nắng nóng có thể tự khỏi sau khi người bệnh được nghỉ ngơi, uống đủ nước. Tuy nhiên ở một số đối tượng có sẵn bệnh nền về tim mạch, huyết áp, người có sức đề kháng yếu thì sốc nhiệt do thời tiết nắng nóng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Trong khi đó, đột quỵ xảy ra bất ngờ nếu không được nhận biết và cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như liệt người, tê yếu chân tay, méo miệng, khó nói, rối loạn ngôn ngữ, thậm chí tàn phế vĩnh viễn hoặc tử vong.
Khi thấy bệnh nhân có biểu hiện bị sốc nhiệt, phải tìm cách cách hạ nhiệt, mát cơ thể nhanh chóng và các biện pháp chăm sóc hỗ trợ qua các bước: Nhanh chóng di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nắng nóng, vào nơi mát mẻ; đặt nạn nhân nằm xuống, cởi bớt quần áo ra. Đồng thời, phải gọi ngay xe cấp cứu và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Làm mát cơ thể người bệnh bằng bất cứ cách nào như: Xịt mát cơ thể bằng nước, dùng quạt phun sương; đặt túi nước đá hoặc khăn mát lên vùng cổ, nách và bẹn; cho người say nắng uống nước mát để bù nước (nếu có thể)…
Đánh giá mức độ tỉnh táo người say nắng (lay gọi, tiếp xúc…). Nếu nạn nhân tỉnh táo thì cho nạn nhân uống bổ sung nước, chất điện giải… Nếu nạn nhân chưa tỉnh táo tiếp tục làm mát cơ thể trong khi chờ xe cấp cứu. Nếu nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho hoặc cử động) thì thực hiện hô hấp nhân tạo.
Phòng ngừa say nắng, sốc nhiệt
Khi chỉ số nhiệt lên cao, tốt nhất bạn nên ở trong môi trường có không khí mát mẻ. Trường hợp phải ra ngoài khi trời nắng, bạn có thể ngăn ngừa hiện tượng say nắng bằng cách thực hiện các lưu ý sau:
Bổ sung các loại nước trái cây giúp giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng; mặc quần áo thoáng mát, thoải mái, sáng màu và đội mũ rộng vành; sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên.
Để ngăn ngừa tình trạng mất nước, bạn nên uống ít nhất 1,5 lít nước lọc, nước trái cây hoặc nước ép rau củ mỗi ngày. Bạn cũng có thể dùng nước uống thể thao giàu chất điện giải trong những ngày nhiệt độ lên cao và độ ẩm xuống thấp.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung khi tập thể dục hoặc làm việc ngoài trời. Khuyến nghị chung là uống khoảng 700ml nước vào thời điểm 2 giờ trước khi tập thể dục và cân nhắc bổ sung thêm 250ml nước hoặc thức uống thể thao ngay trước khi tập. Trong khi tập thể dục, cứ sau 20 phút, bạn nên uống thêm 250ml nước ngay cả khi không cảm thấy khát.
Tránh các chất lỏng có chứa caffeine hoặc rượu, vì các chất này có thể khiến tình trạng mất nước hơn trầm trọng hơn. Bạn cũng không nên uống viên muối khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cách đơn giản và an toàn nhất để thay thế muối và các chất điện giải trong các đợt nắng nóng là uống đồ uống thể thao hoặc nước trái cây.
Trường hợp mắc bệnh động kinh/ bệnh tim, thận/ gan… đang ăn kiêng hạn chế chất lỏng; hoặc cơ thể có vấn đề về giữ nước, bạn cần tư vấn bác sĩ trước khi tăng lượng nước cho cơ thể.
Hạn chế ra ngoài đường khi thời tiết nắng nóng. Tạo không gian thoáng mát trong nhà, buông rèm cửa, che chắn ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng vào thời điểm nóng nhất trong ngày.