ĐƯỜNG DÂY NÓNG
UBND Phường:
024.38541051
Visitor Tracking
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
1. 10 quy định mới về hợp đồng lao động
Bộ luật Lao động 2019 quy định nhiều điểm thay đổi quan trọng về hợp đồng lao động, cụ thể:
- Tăng tính nhận diện các quan hệ lao động diễn ra trên thực tế.
- Chấp nhận hợp đồng lao động được thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.
- Không còn loại Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.
- Không áp dụng thử việc đối với hợp đồng lao động dưới 01 tháng.
- Thêm 02 trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động.
- Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do.
- Bổ sung quy định về những trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước.
- 02 trường hợp người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước.
- Quy định hợp lý về thời gian giải quyết và trách nhiệm của 2 bên khi chấm dứt hợp đồng lao động.
- Về nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động, hiện nay chỉ yêu cầu phải có Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp, từ ngày 01/01/2021, yêu cầu phải có "Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động".
2. 10 quy định mới về lương, thưởng
- NSDLĐ không được ép người lao động dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ của mình/đơn vị khác.
- NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động vào mỗi lần trả lương.
- Quy định mới về lãi suất khi tính tiền đền bù do chậm trả lương cho người lao động.
- NSDLĐ phải chịu chi phí mở tài khoản cho người lao động nếu trả lương qua ngân hàng.
- Quy định cụ thể Tiền lương ngừng việc khi người lao động phải ngừng việc vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế.
- Thêm nhiều trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương.
- Người lao động được nghỉ 2 ngày dịp Quốc khánh 2/9 và hưởng nguyên lương.
- Người lao động có thể nghỉ việc ngay không cần báo trước nếu không được trả lương đúng hạn.
- Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai có thể được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày và hưởng nguyên lương
3. 03 quy định mới về thử việc
- Có thể thoả thuận và ghi nội dung thử việc trong hợp đồng lao động.
- Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
- Thời gian thử việc có thể kéo dài tới 180 ngày với công việc của người quản lý doanh nghiệp.
4. 12 quy định mới về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi
- Quy định chi tiết về việc NSDLĐ phải thông báo cho người lao động biết về thời giờ làm việc.
- Không còn quy định cố định thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Thời gian làm thêm giờ không quá 40 giờ/tháng.
- Thêm nhiều trường hợp NSDLĐ được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm.
- Không giới hạn số giờ làm thêm trong trường hợp đặc biệt.
- Người lao động có thể từ chối làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt nếu công việc đó có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động.
- Người lao động sẽ có 2 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 02/9
- Thêm nhiều trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng, hưởng nguyên lương.
- Người lao động cao tuổi được thỏa thuận với NSDLĐ về việc rút ngắn thời giờ làm việc.
- Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai có thể được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày.
- NSDLĐ có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm của người lao động
- Thêm nhiều công việc đặc biệt được quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi riêng.
5. 08 quy định mới về kỷ luật lao động
- Thay đổi trong khái niệm "kỷ luật lao động".
- NSDLĐ phải ban hành nội quy lao động.
- Một số quy định mới về những nội dung chủ yếu trong nội quy lao động.
- Luật hóa nội dung "sử dụng dưới 10 lao động không phải đăng ký nội quy lao động".
- Khi xử lý kỷ luật với người lao động chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.
- Khi hết thời gian không được xử lý kỷ luật mà trường hợp còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày sẽ được kéo dài thời.
- Thêm trường hợp NSDLĐ được sa thải người lao động là trường hợp "NLĐ có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động".
- Một số điểm mới trong quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động.
6. 10 quy định mới trong giải quyết tranh chấp lao động
- Điểm mới trong Khái niệm và các loại tranh chấp lao động.
- Số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động ít nhất là 15 người.
- Hội đồng trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
- Các tranh chấp lao động cá nhân không bắt buộc phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết .
- Điểm mới trong quy định về Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động.
- Điểm mới về Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Hội đồng trọng tài lao động.
- Điểm mới về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.
- Điểm mới về Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.
- Các Trường hợp người lao động có quyền đình công.
- Quy định mới về các trường hợp đình công bất hợp pháp.
7. Quy định mới về vấn đề nghỉ hưu của người lao động
a. Tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình cụ thể:
- Tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ trong điều kiện lao động bình thường:
+ Năm 2021: Đủ 55 tuổi 4 tháng
+ Năm 2022: Đủ 55 tuổi 8 tháng
+ Năm 2023: Đủ 56 tuổi
+ Năm 2024: Đủ 56 tuổi 4 tháng
+ Năm 2025: Đủ 56 tuổi 8 tháng
+ Năm 2026: Đủ 57 tuổi
+ Năm 2027: Đủ 57 tuổi 4 tháng
+ Năm 2028: Đủ 57 tuổi 8 tháng
+ Năm 2029: Đủ 58 tuổi
+ Năm 2030: Đủ 58 tuổi 4 tháng
+ Năm 2031: Đủ 58 tuổi 8 tháng
+ Năm 2032: Đủ 59 tuổi
+ Năm 2033: Đủ 59 tuổi 4 tháng
+ Năm 2034: Đủ 59 tuổi 8 tháng
+ Từ năm 2035 trở đi: Đủ 60 tuổi
- Tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam trong điều kiện lao động bình thường:
+ Năm 2021: Đủ 60 tuổi 3 tháng
+ Năm 2022: Đủ 60 tuổi 6 tháng
+ Năm 2023: Đủ 60 tuổi 9 tháng
+ Năm 2024: Đủ 61 tuổi
+ Năm 2025: Đủ 61 tuổi 3 tháng
+ Năm 2026: Đủ 61 tuổi 6 tháng
+ Năm 2027: Đủ 61 tuổi 9 tháng
+ Từ năm 2028 trở đi: Đủ 62 tuổi.
b. Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu
- NLĐ khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu
Trường hợp 1: Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 BLLĐ 2019
Trường hợp 2: Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 169 BLLĐ 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021.
Trường hợp 3: NLĐ có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của NLĐ quy định tại Bảng 1. và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
Trường hợp 4: Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trường hợp 5: Trường hợp lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định như trên thì được hưởng lương hưu.
- NLĐ nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu
Trường hợp 1: Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác.
Trường hợp 2: Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 BLLĐ 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021
Trường hợp 3: Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
Trường hợp 1: Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 BLLĐ 2019 khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%:
Trường hợp 2: Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 BLLĐ 2019 khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên:
Trường hợp 3: Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên
rường hợp 4: Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 BLLĐ 2019;
Trường hợp 5: Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành.
c. Thêm quy định mới về chính sách hưởng lương hưu
- Thay đổi tỷ lệ hưởng lương hưu theo số năm đóng BHXH đối với lao động nam từ 2021: Căn cứ quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nam nghỉ hưu từ năm ngày 01/01/2021 trở đi thì mức lương hưu được tính như sau:
+ Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2021 thì mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (hoặc bằng 45% mức bình quân thu nhập đóng BHXH bắt buộc đối với người tham gia BHXH tự nguyện) tương ứng với 19 năm đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam, mức tối đa bằng 75%.
+ Lao động nam nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi thì mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (hoặc bằng 45% mức bình quân thu nhập đóng BHXH bắt buộc đối với người tham gia BHXH tự nguyện) tương ứng với 20 năm đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam, mức tối đa bằng 75%.
- Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu từ 2021
+ Người lao động trong điều kiện bình thường được hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Điều 54 Luật BHXH 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 BLLĐ 2019.
+ Người lao động bị suy giảm lao động sẽ được hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Điều 55 Luật BHXH 2014 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 219 BLLĐ 2019.