Truy cập nội dung luôn
TỔNG QUAN
TIN TỨC - SỰ KIỆN










ĐƯỜNG DÂY NÓNG

UBND Phường:

024.38541051

Thông kê truy cập Thông kê truy cập

Đang online: 2059
Lượt truy cập trong tuần: 442
Lượt truy cập trong tháng: 2479
Lượt truy cập trong năm: 100950
Tổng số truy cập: 1207822

TRANG THƠ TRANG THƠ

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
Ngày đăng 24/07/2024 | 11:06  | Lượt xem: 179

1. Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2015 (sau đây gọi là Bộ luật dân sự) được quy định như thế nào? 

Trả lời: 

Theo Điều 1 Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

2. Việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự được quy định như thế nào?

Trả lời: 

Theo Điều 2 quy định:

  • Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
  • Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

3. Bạn hãy cho biết pháp luật dân sự có những nguyên tắc nào?  

Trả lời: Theo Điều 3 Bộ luật Dân sự, có 5 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, cụ thể như sau: 

  • Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
  • Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
  • Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
  • Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

4. Việc áp dụng Bộ luật dân sự được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 4 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Bộ luật dân sự là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
  • Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (đã nêu tại Câu 3 của sách này).
  • Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm điểm 2 nêu trên thì quy định của Bộ luật dân sự được áp dụng.
  • Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật dân sự và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

5. Việc áp dụng tập quán được quy định như thế nào?       

Trả lời: Theo Điều 5 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
  • Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (đã nêu tại Câu 3 của sách này).

6. Việc áp dụng tương tự pháp luật được quy định như thế nào?    

Trả lời: Theo Điều 6 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
  • Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật như đã nêu ở trên thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.

7. Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự được quy định như thế nào? 

Trả lời: Theo Điều 7 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
  • Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.

8. Để xác lập quyền dân sự thì phải có những căn cứ nào?  

 Trả lời: Theo Điều 8 Bộ luật Dân sự quy định, căn cứ để xác lập quyền dân sự bao gồm:

  • Hợp đồng;
  • Hành vi pháp lý đơn phương;
  • Quyết định của Toà án, cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của

luật;

  • Kết quả của hoạt động sáng tạo ra các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ;
  • Chiếm hữu tài sản;
  • Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;
  • Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật;
  • Thực hiện công việc không có uỷ quyền;

- Căn cứ khác do pháp luật quy định.  

9. Thực hiện quyền dân sự có bị giới hạn hay không?  

Trả lời: Theo Điều 10 Bộ luật Dân sự quy định, việc thực hiện quyền dân sự có bị giới hạn, cụ thể như sau:  

  • Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.
  • Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định đã nêu trên thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.

11. Có những phương thức nào để bảo vệ quyền dân sự? 

Trả lời: Theo Điều 11 Bộ luật Dân sự quy định, khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

  • Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình;
  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;
  • Yêu cầu khác theo quy định của luật.

12. Việc tự bảo vệ quyền dân sự được quy định như thế nào?     

Trả lời: Theo Điều 12 Bộ luật Dân sự quy định, việc tự bảo vệ quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (đã nêu tại Câu 3 của sách này).

13. Đề nghị cho biết năng lực pháp luật dân sự là gì và bao gồm những nội dung nào?       

Trả lời: Theo Điều 16, 17, 18 Bộ luật Dân sự quy định

* Năng lực pháp luật dân sự 

  • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
  • Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
  • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. 

* Những nội dung của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

  • Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
  • Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
  • Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
  • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.

14. Để xác định một cá nhân là người đã thành niên hay chưa thành niên thì dựa vào những căn cứ nào?         

Trả lời: Theo Điều 20, 21 Bộ luật Dân sự quy định, tuổi của cá nhân là tiêu chí xác định cá nhân đó là người đã thành niên hay chưa thành niên. Trong đó:

  • Người thành niên là người đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế năng lực hành vi).   
  • Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. 
  • Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
  • Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

15. Trường hợp nào thì một cá nhân sẽ được coi là mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Việc thực hiện quyền dân sự của họ như thế nào?     

Trả lời: Theo Điều 22, 23 Bộ luật Dân sự quy định:

* Người mất năng lực hành vi dân sự 

  • Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. 

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

  • Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện.

* Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi 

  • Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. 
  • Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

16. Hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?     

Trả lời: Theo Điều 24 Bộ luật Dân sự quy định, một người bị coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự phải đáp ứng các điều kiện do Bộ luật dân sự quy định, cụ thể: 

  • Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

  • Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
  • Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

17. Quyền nhân thân là gì?            

Trả lời: Theo Điều 25 Bộ luật Dân sự quy định:

- Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. - Việc xác lập, thực hiện, bảo vệ các quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của Tòa án.

Việc xác lập, thực hiện các quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người vắng mặt có thông báo tìm kiếm, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.

18. Quyền có họ, tên được quy định như thế nào?            

Trả lời: Theo Điều 26 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
  • Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật dân sự là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

  • Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

  • Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
  • Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

19. Quyền thay đổi họ được quy định như thế nào?          

Trả lời: Theo Điều 27 Bộ luật Dân sự quy định, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

  • Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
  • Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

20. Quyền thay đổi tên được pháp luật quy định như thế nào?   

Trả lời: Theo Điều 28 Bộ luật Dân sự quy định, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới

tính;

Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

  • Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
  • Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

21. Cha tôi dân tộc Thái, mẹ tôi dân tộc Kinh. Khi sinh tôi, được sự đồng ý của cha và họ hàng bên nội, mẹ tôi đã đi khai sinh cho tôi theo dân tộc của mẹ. Nay cha mẹ tôi đã ly hôn, tôi ở với cha, nên cha tôi và họ hàng muốn tôi được mang dân tộc của cha. Xin hỏi: Tôi có được phép đổi không? 

Trả lời: Theo Điều 29 Bộ luật Dân sự quy định:

Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn. Như vậy, nếu bạn muốn được mang dân tộc của cha thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc theo dân tộc của cha. Nếu bạn chưa đủ mười tám tuổi, thì cha của bạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc cho bạn.

22. Quyền được khai sinh, khai tử được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 30 Bộ luật Dân sự quy định: 

  • Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
  • Cá nhân chết phải được khai tử.
  • Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.

- Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.

23. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện đại, nhất là mạng internet, facebook... đã làm nảy sinh hiện tượng sử dụng hình ảnh, thậm chí là những hình ảnh “nhạy cảm”, ăn mặc mát mẻ mà không cần biết người trong tấm hình đó có đồng ý hay không! Đề nghị cho biết pháp luật đã quy định như thế nào về vấn đề này?           

Trả lời: Theo Điều 32 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

  • Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

 Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;  Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

  • Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định nêu trên thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

24. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể được quy định như thế nào?          

Trả lời: Theo Điều 33 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
  • Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
  • Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.

Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

  • Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;

+ Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;

+ Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.

25. Pháp luật quy định như thế nào về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân?       

Trả lời: Theo Điều 34 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
  • Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ những thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

  • Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu các thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
  • Trường hợp không xác định được người đã tung tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị tung tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
  • Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

26. Một trong những quyền mới được Bộ luật sự ghi nhận ở nước ta là quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người. Đề nghị cho biết rõ hơn về quyền này?          

Trả lời: Theo Điều 35 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể hoặc hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. 

  • Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan

27. Xác định giới tính, chuyển đổi giới tính cũng là một quyền mới của cá nhân. Đề nghị cho biết, những trường hợp nào thì pháp luật bảo vệ, tôn trọng và đảm bảo cho thực hiện các quyền này?                

Trả lời: Theo Điều 36, 37 Bộ luật Dân sự quy định:

Cá nhân có quyền xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính. Việc thực hiện quyền này phải tuân theo quy định như sau:

  • Về xác định lại giới tính: Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có trách nhiệm đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tich; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.

  • Về chuyển đổi giới tính: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan 

28. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được quy định như thế nào?                    

Trả lời: Theo Điều 38 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
  • Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
  • Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
  • Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

29. Pháp luật quy định như thế nào về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình?                            

Trả lời: Theo Điều 39 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.

Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.

  • Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.

30. Pháp luật quy định như thế nào về nơi cư trú của cá nhân? Trường hợp, một cá nhân cư trú ở nhiều nơi trong khoảng thời gian khác nhau thì xác định nơi cư trú của họ như thế nào?                       

Trả lời: Theo Điều 40, 41 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
  • Trường hợp không xác định được nơi cá nhân thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
  • Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.
  • Đối với người chưa thành niên, nơi cư trú được thực hiện như sau:

Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

31. Giám hộ là gì? Người được giám hộ là những người nào?

Trả lời: Theo Điều 46, 47 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử hoặc được Tòa án chỉ định (sau đây gọi là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi là người được giám hộ).

Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

  • Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Người được giám hộ bao gồm:

  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
  • Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
  • Người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

 Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu. 

32. Để làm người giám hộ cần đáp ứng các điều kiện gì?      

Trả lời: Theo Điều 48, 49 Bộ luật Dân sự quy định:

Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện được quy định tại Bộ luật dân sự được làm người giám hộ.

Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý.

Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;
  • Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác; 
  • Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

  • Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ;

Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

33. Người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi có nghĩa vụ gì?            

Trả lời: Theo Điều 55 Bộ luật Dân sự, nghĩa vụ của người giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi được quy định như sau:

  • Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
  • Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  • Quản lý tài sản của người được giám hộ.
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

34. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được quy định như thế nào?            

Trả lời: Theo Điều 56 Bộ luật Dân sự, nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi quy định như sau:

  • Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  • Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

35. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quy định như thế nào?             

Trả lời: Theo Điều 57 Bộ luật Dân sự quy định:

1. Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:

  • Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
  • Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
  • Quản lý tài sản của người được giám hộ;
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

2.  Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại điểm 1 nêu trên.

36. Người giám hộ có những quyền gì?    

Trả lời: Theo Điều 58 Bộ luật Dân sự quy định:

1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:

  • Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
  • Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
  • Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại điểm 1 nêu trên.

37. Chấm dứt việc giám hộ được pháp luật quy định như thế nào? 

Trả lời: Theo Điều 62 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Người được giám hộ chết;

Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

  • Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

38. Tài sản được quy định như thế nào?     

Trả lời: Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
  • Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

39. Việc đăng ký tài sản được quy định như thế nào?      

Trả lời: Theo Điều 106 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đăng ký tài sản.
  • Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.
  • Việc đăng ký tài sản phải được công khai.

40. Bất động sản và động sản được quy định như thế nào?     

Trả lời: Theo Điều 107 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
  • Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

41. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai là gì?   Trả lời: Theo Điều 108 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
  • Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: Tài sản chưa hình thành; Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

42. Thế nào là hoa lợi, lợi tức?      

Trả lời: Theo Điều 109 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
  • Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.

43. Thế nào là vật chính và vật phụ?        

Trả lời: Theo Điều 110 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
  • Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
  • Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

44. Vật chia được và vật không chia được được quy định như thế nào?  Trả lời: Theo Điều 111 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
  • Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.

45. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao là gì?  

Trả lời: Theo Điều 112 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Vì vậy vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.
  • Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

46. Vật cùng loại và vật đặc định là gì?    

Trả lời: Theo Điều 113 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.
  • Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.

47. Như thế nào gọi là vật đồng bộ?    

Trả lời: Theo Điều 114 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.
  • Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

48. Quyền tài sản là gì?  

Trả lời: Theo Điều 115 Bộ luật Dân sự quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

49. Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được quy định như thế nào?     

Trả lời: Theo Điều 163 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. 
  • Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

50. Có những biện pháp nào để bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản?        

Trả lời: Theo Điều 164 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
  • Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

51.  Thế nào là chiếm hữu có căn cứ pháp luật?  

Trả lời: Theo Điều 165 Bộ luật Dân sự quy định:

1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

  • Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
  • Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
  • Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định đã nêu ở mục 1 là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

52. Quyền đòi lại tài sản được quy định như thế nào? 

Trả lời: Theo Điều 166 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
  • Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

53. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình được quy định như thế nào?   

Trả lời: Trả lời: Theo Điều 167 Bộ luật Dân sự quy định: Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

54. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình được quy định như thế nào? Điều 168. 

Trả lời: Theo Điều 168 Bộ luật Dân sự quy định: Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy sau:

  • Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
  • Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

55. Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được quy định như thế nào? 

Trả lời: Theo Điều 169 Bộ luật Dân sự quy định: Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.

56. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại được quy định như thế nào? 

Trả lời: Theo Điều 170 Bộ luật Dân sự quy định: Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.

57. Ranh giới giữa các bất động sản được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 175 Bộ luật Dân sự quy định

  • Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

  • Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

58. Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào?       

Trả lời: Theo Điều 176 Bộ luật Dân sự quy định

  • Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
  • Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

  • Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

59. Việc bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại được quy định như thế nào?          

Trả lời: Theo Điều 177 Bộ luật Dân sự quy định

1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.

2. Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.

Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản đó phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác.

3. Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh đã nêu ở mục 1, mục 2 thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường.

60. Việc trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề được quy định như thế nào?   

Trả lời: Theo Điều 178 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.
  • Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.

61. Thế nào là chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình?

Trả lời: Theo Điều 180, 181 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
  • Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

62. Thế nào là chiếm hữu liên tục?   

Trả lời: Theo Điều 182 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.
  • Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu.

63. Thế nào là chiếm hữu công khai?   

Trả lời: Theo Điều 183 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.
  • Việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu.

64. Việc suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định như thế nào?   

Trả lời: Theo Điều 184 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.
  • Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền.
  • Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.

65. Pháp luật quy định như thế nào về bảo vệ việc chiếm hữu?    

Trả lời: Theo Điều 185 Bộ luật Dân sự quy định: Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.

66. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản được quy định như thế nào?    Trả lời: Theo Điều 186, 187 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
  • Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
  • Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản. 

67. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự được quy định như thế nào?          

Trả lời: Theo Điều 188 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.
  • Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.
  • Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao.

68. Quyền sử dụng là gì?    

Trả lời: Theo Điều 189 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
  • Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

69. Quyền sử dụng của chủ sở hữu được quy định như thế nào?   

Trả lời: Theo Điều 190 Bộ luật Dân sự quy định: Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

70. Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu được quy định như thế nào?                  

Trả lời: Theo Điều 191 Bộ luật Dân sự quy định: Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

71. Quyền định đoạt, điều kiện thực hiện quyền định đoạt được quy định như thế nào?           

Trả lời: Theo Điều 192, 193 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
  • Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.

72. Quyền định đoạt chủ sở hữu ?   

Trả lời: Theo Điều 194 Bộ luật Dân sự quy định: Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

73. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu được quy định như thế nào?          

Trả lời: Theo Điều 195 Bộ luật Dân sự quy định: Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

74. Việc hạn chế quyền định đoạt được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 196 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.
  • Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.

75. Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng được quy định như thế nào? 

Trả lời: Theo Điều 205 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.
  • Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.

76. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng được pháp luật quy định như thế nào?     

Trả lời:  Theo Điều 206 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật.
  • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

77. Sở hữu chung và các loại sở hữu chung, việc xác lập quyền sở hữu chung được quy định như thế nào?      

Trả lời: Theo Điều 207, 208 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.
  • Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
  • Quyền sở hữu chung được xác lập theo thoả thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.

78. Thế nào là sở hữu chung theo phần?          

Trả lời: Theo Điều 209 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
  • Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

79. Thế nào là sở hữu chung hợp nhất?               

Trả lời: Theo Điều 210 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
  • Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

80. Sở hữu chung của cộng đồng được quy định như thế nào?          

Trả lời: Theo Điều 211 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
  • Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thoả thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

81. Sở hữu chung của các thành viên gia đình được quy định như thế nào?  

Trả lời: Theo Điều 212 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.
  • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan, trừ trường hợp thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

82. Thế nào là sở hữu chung của vợ chồng?            

Trả lời:  Theo Điều 213 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
  • Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
  • Vợ chồng thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
  • Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
  • Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

83. Sở hữu chung hỗn hợp được quy định như thế nào?              

Trả lời: Theo Điều 215 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
  • Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.
  • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuân theo các quy định sau:
  • Mỗi chủ sở hữu chung có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.

84. Việc quản lý tài sản chung, sử dụng tài sản chung được quy định như thế nào?        

Trả lời: Theo Điều 216, 217 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

85. Việc định đoạt tài sản chung được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 218 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
  • Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
  • Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.

Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

  • Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
  • Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.
  • Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Câu 93 của Sách này.

86. Việc chia tài sản thuộc sở hữu chung được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 219 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

87. Sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp nào?          

Trả lời: Theo Điều 220 Bộ luật Dân sự quy định, sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Tài sản chung đã được chia.
  • Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung.
  • Tài sản chung không còn.
  • Trường hợp khác theo quy định của luật.

88. Việc xác lập quyền sở hữu dự trên những căn cứ nào?      

Trả lời: Theo Điều 221 Bộ luật Dân sự quy định, quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

  • Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
  • Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
  • Thu hoa lợi, lợi tức.
  • Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
  • Được thừa kế.
  • Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
  • Chiếm hữu, được lợi về tài sản là: Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Trường hợp khác do luật quy định.

89. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?      

Trả lời: Theo Điều 222 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.
  • Người tiến hành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt động sáng tạo theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

90. Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng và xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức được quy định như thế nào?       

Trả lời: Theo Điều 223, 224 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.
  • Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.

91. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập được quy định như thế nào?         

Trả lời: Theo Điều 225 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

+ Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó;

+ Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới; + Quyền khác theo quy định của luật.

  • Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

+ Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại;

+ Quyền khác theo quy định của luật.

  • Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của mình vào một bất động sản của người khác thì chủ sở hữu bất động sản có quyền yêu cầu người sáp nhập dỡ bỏ tài sản sáp nhập trái phép và bồi thường thiệt hại hoặc giữ lại tài sản và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản sáp nhập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

92. Việc xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn được quy định như thế nào?        

Trả lời: Theo Điều 226 Bộ luật Dân sự quy định:

- Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.

- Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây:

+ Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó;

+ Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới.

93. Việc xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến được quy định như thế nào?       

Trả lời: Theo Điều 227 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành.
  • Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.
  • Trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.

94. Việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu được quy định như thế nào?        

Trả lời: Theo Điều 228 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.

  • Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.

Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.

Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản.

Sau 05 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

95. Việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy được quy định như thế nào?       

Trả lời: Theo Điều 229 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
  • Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

+ Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;

+ Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

96. Việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên được quy định như thế nào?     

Trả lời: Theo Điều 230 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

  • Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

+ Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

+ Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

97. Việc xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc được quy định như thế nào?        

Trả lời: Theo Điều 231 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.
  • Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.

98. Việc xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc được quy định như thế nào?       

Trả lời: Theo Điều 232 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm.
  • Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.

99. Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước được quy định như thế nào?      

Trả lời: Theo Điều 233 Bộ luật Dân sự quy định: Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ.

100. Việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được quy định như thế nào?       

Trả lời:  Theo Điều 236 Bộ luật Dân sự quy định: Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.

101. Việc chấm dứt quyền sở hữu dựa trên những căn cứ nào? 

Trả lời: Theo Điều 237 Bộ luật Dân sự quy định, quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.
  • Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.
  • Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ.
  • Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.
  • Tài sản bị trưng mua.
  • Tài sản bị tịch thu.
  • Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật dân sự.
  • Trường hợp khác do luật quy định.

102. Việc chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác được quy định như thế nào?         

Trả lời:  Theo Điều 238 Bộ luật Dân sự quy định: Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.

103. Từ bỏ quyền sở hữu được quy định như thế nào?    

Trả lời:  Theo Điều 239 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.
  • Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.

104. Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu được quy định như thế nào?          

Trả lời: Theo Điều 241 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác.
  • Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật.
  • Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó.
  • Việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

105. Quyền đối với bất động sản liền kề, căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề được quy định như thế nào?        

Trả lời: Theo Điều 245, 246 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
  • Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc.

106. Có những nguyên tắc nào trong việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề?      

Trả lời: Theo Điều 248 Bộ luật Dân sự quy định, việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

  • Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
  • Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền. - Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

107. Thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề được quy định như thế nào?      

Trả lời: Theo Điều 249 Bộ luật Dân sự quy định: Trường hợp có sự thay đổi về sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền thì chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải thông báo trước cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong một thời hạn hợp lý. Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phù hợp với thay đổi này.

108. Nghĩa vụ của chủ sở hữu được quy định như thế nào trong việc thoát nước mưa, thoát nước thải?         

Trả lời: Theo Điều 250, 251 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.
  • Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng.

109. Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề được quy định như thế nào?       

Trả lời: Theo Điều 252 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.
  • Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.

110. Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác được quy định như thế nào?        

Trả lời: Theo Điều 253 Bộ luật Dân sự quy định: Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.

111. Quyền về lối đi qua được quy định như thế nào?     

Trả lời: Theo Điều 254 Bộ luật Dân sự quy định:

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

  • Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
  • Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại điểm 2 nêu trên mà không có đền bù.

112. Việc mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác được quy định như thế nào?    

Trả lời: Theo Điều 255 Bộ luật Dân sự quy định: Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

113. Việc chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề được quy định như thế nào?       

Trả lời: Theo Điều 256 Bộ luật Dân sự quy định, quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.
  • Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
  • Theo thỏa thuận của các bên.
  • Trường hợp khác theo quy định của luật.